dc.description.abstract | Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả triển khai thử nghiệm mô hình Đội lưu động CSSKBMTE, KHHGĐ tại các khu vực đảo, ven biển, đầm phá, ngập mặn, vạn chài. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phỏng vấn 80 cán bộ y tế và lãnh đạo UBND xã về hoạt động của đội lưu động và 700 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về hiệu quả, chất lượng các dịch vụ của đội lưu động CSCK BMTE, KHHGĐ. Kết quả nghiên cứu: Cán bộ y tế địa phương đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về CSSK BMTE và KHHGĐ, đồng thời đội lưu động cũng chuyển giao được một số kỹ thuật cho cán bộ y tế tuyến xã; Tỷ lệ phụ nữ được thụ hưởng dịch vụ 25,18%. Số chị em hài lòng với chất lượng dịch vụ rất cao và mong muốn được đội lưu động đến khám và tư vấn về công tác CSSK BMTE, KHHGĐ đều đặn, thường xuyên; Các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật được thực hiện chiếm tỷ lệ cao, gồm: tư vấn, khám nội chung, khám phụ khoa, CSSS, KHHGĐ. Các dịch vụ kỹ thuật cận lâm sàng như SA thai, XN nước tiểu chiếm tỷ lệ ít hơn; Đa số ý kiến nhất trí với các nội dung cơ bản của mô hình đặt ra về việc cung cấp dịch vụ CSSK BMTE, KHHGĐ. Kết luận: Qua quá trình triển khai thử nghiệm mô hình đội lưu động cung cấp dịch vụ CSSK BMTE, KHHGĐ cho thấy: Cần thiết triển khai nhân rộng mô hình đội lưu động cung cấp dịch vụ CSSKBMTE, KHHGĐ khu vực ven biển, hải đảo, đầm phá ngập mặn và vạn chài, để người dân dễ dàng tiếp cận được với các dịch vụ này trong điều kiện đi lại khó khăn. | vi |