Show simple item record

dc.contributor.authorNguyễn, Trưòng Sơn
dc.contributor.authorPhạm, Văn Thức
dc.date.accessioned2023-04-22T03:54:03Z
dc.date.available2023-04-22T03:54:03Z
dc.date.issued2004
dc.identifier.urihttp://lib.vinimam.org.vn/handle/123456789/253
dc.description21cm, Tr 250-254. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, 2004.vi
dc.description.abstractTrong những năm qua ngành thuỷ sản nước ta đã và đang từng bước phát triển theo hướng vừa tích cực nuôi trồng thuỷ sản, phục hồi nguồn lợi thuỷ sản thiên nhiên, đồng thời tích cực khai thác các nguồn lơi thuỷ sản ở các vùng biển gần bờ. Nhằm nâng cao khả năng đánh bắt thuỷ, hải sản ở những vùng biển xa, Nhà nước ta đang xây dựng và thực thi nhiều dự án đánh bắt hải sản xa bờ. Đồng thời đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong ngành thuỷ sản, bên cạnh các tổ chức doanh nghiệp nhà nước còn có nhiều thành phần kinh tế tập thể và tư nhân tham gia. Tuy nhiên, do công tác quản lý chưa tốt nên nhiều nơi các chủ tư nhân tổ chức khai thác bừa bãi nguồn lợi thuỷ sản như dùng mìn, thuốc mê để đánh bắt cá gây huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản và đặc biệt nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của người lao động. Trong đó đặc biệt đáng chú ý là những tai biến do khai thác hải sản bằng phương pháp lặn dùng thuốc mê đánh bắt cá ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ. Hiện nay ngành lặn ở nước ta đang phát triển khá nhanh, khâu tuyển chọn, đào tạo và đảm bảo an toàn lặn đã được chú ý đúng mức nhưng mới chỉ ở các doanh nghiệp nhà nước, tuy vậy, tỷ lệ tai biến do lặn vẫn còn ở mức khá cao (4,7% trong các doanh nghiệp Nhà nước - theo Thái Văn Cớn 1992). Đặc biệt là các tai biến do lặn ở khu vực tư nhân còn cao hơn rất nhiều. Tai biến trong nghề lặn có thể chia thành 3 nhóm chính: Nhóm thứ nhất: Tai biến do thay đổi áp suất chung: như bệnh giảm áp, vỡ phổi, thủng màng nhĩ, đau tạng rỗng ... Nhóm thứ hai: Tai biến do thay đổi phân áp chất khí: thiếu oxy, ngộ độc oxy, CO2 và say Nitơ ... Nhóm thứ ba: Các tai nạn có thể gặp dưới nước: Chết đuối, bị thương, cá dữ tấn công, ngộ độc các khí thải. Hiện nay hàng ngày tại một số khu vực của ngư trường Vịnh Bắc Bộ có hàng trăm tàu với vài trăm thợ lặn đang làm việc với thiết bị lặn là bộ đồ áo quần lặn mềm và thiết bị nén khí từ trên tầu, thợ lặn khai thác cá song, bào ngư ... ở độ sâu từ 20-40 mét, tất cả các thợ lặn này đều chưa được qua bất kỳ một lớp huấn luyện nào nên tình hình tai biến xảy ra tại hiện trường rất đáng lo ngại. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm: Điều tra tỷ lệ, mức độ và nguyên nhân gây ra tai biến lặn của các thợ lặn khai thác hải sản tự do tại ngư trường Vịnh Bắc Bộ. Trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp quản lý hành nghề, đào tạo nghề, bảo vệ môi sinh và biện pháp xử lý các trường hợp cấp cứu khi có tai nạn xảy ra.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherViện Y học biểnvi
dc.titleTình hình tai biến do lặn khai thác hải sản tại ngư trường vịnh Bắc bộvi
dc.typeWorking Papervi


Files in this item

Thumbnail

This item appears in the following Collection(s)

Show simple item record