Show simple item record

dc.contributor.authorNguyễn, Bảo Nam
dc.contributor.authorĐỗ, Thị Huế
dc.contributor.authorNguyễn, Trường Sơn
dc.date.accessioned2023-04-26T07:00:42Z
dc.date.available2023-04-26T07:00:42Z
dc.date.issued2018
dc.identifier.urihttp://lib.vinimam.org.vn/handle/123456789/351
dc.description21cm, Tr 50-62. Kỷ yếu hội thảo quốc gia lần thứ nhất về y học dưới nước và Oxy cao áp, 2018.vi
dc.description.abstractGiới thiệu và mục tiêu nghiên cứu: Trong năm 2015 – 2016 Viện Y học biển đã tiếp nhận một số ca tai biến lặn rất nặng, đã điều trị thành công bằng phương pháp “Hồi sức cao áp” tức là có sự phối hợp chặt chẽ giữa hồi sức tích cực và cao áp. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp “Hồi sức cao áp” và tiến tới xây dựng phác đồ điều trị tai biến này. Đối tượng và phương pháp: Bao gồm những bệnh nhân bị tai biến lặn đặc biệt nặng được đưa từ các tỉnh miền Trung và ngư trường Cô Tô và Bạch Long vỹ đến cấp cứu tại Viện Chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả ca bệnh chứng Kết quả nghiên cứu Về chẩn đoán Lâm sàng: Tùy theo tai biến thuộc loại tai biến tại chỗ hoặc tai biến vùng xa và có biểu hiện lâm sàng khác nhau: Tràn khí dưới da, ngứa hoặc nổi ban, thiếu máu cục bộ. Gây tắc mạch nếu bóng khí ở trong lòng mạch, tại các mô ít được tưới máu (VD: gân, xương, khớp…) thì biểu hiện rầm rộ hơn, thường la đau. Bóng khí di chuyển trong lòng mạch, gây tắc mạch sẽ có biểu hiện thiếu máu cục bộ như nhồi máu não, chèn ép tủy gây liệt… Cận lâm sàng: Siêu âm Doppler: sử dụng hiệu ứng Doppler để tìm các bóng khí trong buồng tim hoặc lòng mạch CT scanner hoặc MRI: dùng để chẩn đoán tổn thương và xác định sự có mặt của bóng khí trong mô hoặc mạch máu Phương pháp điều trị Phương pháp điều trị sẽ bao gồm: Hồi sức tích cực trong môi trường cao áp, kết hợp với với HBOT Kết hợp với các thuốc bổ trợ khác (điều trị triệu chứng): bù dịch, chống ngưng tập tiểu cầu, corticoid, … Tái tăng áp: nhằm giải quyết nguyên nhân của bệnh bằng cách làm giảm kích thước các bóng khí. Và nếu được tăng áp đủ mức, thể tích các bóng khí sẽ nhỏ dần cho đến khi đạt đến “ kích thước cực hạn thì nó sẽ biến mất” (bị hòa tan trở lại vào trong các dịch của cơ thể). Các bảng tái tăng áp được ứng dụng trong điều trị thông dụng nhất là Bảng 6A, bảng 4, kết hợp phục hồi chức năng bằng bảng 5 của hải quân Hoa Kì và bảng VINIMAM 1 tùy theo từng trường hợp bệnh đều cho kết quả tốt. Kết luận: Tất cả các ca đều được cấp cứu ban đầu chưa đúng phương pháp nguyên do chủ yếu là họ chưa được huấn luyện kỹ năng lặn an toàn và cấp cứu ban đầu các trường hợp bị tai biến lặn. Chưa có phương tiện vận chuyển chuyên dụng nên khi được đưa đến Viện đã qua giới hạn vàng ( < 12 giờ) 1. Về chẩn đoán xác định: phải dựa vào lâm sàng, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nhất là CT và MRI, siêu âm tim. 2. Về điều trị: phải phổi hợp chặt chẽ giữa hồi sức tích cực và trị liệu đặc hiệu tái tăng áp trong buồng cao áp kết hợp với HBOT, các bảng tái tăng áp được ứng dụng trong điều trị thông dụng nhất là Bảng 6A, bảng 4, kết hợp phục hồi chức năng bằng bảng 5 của hải quân Hoa Kì và bảng VINIMAM 1 tùy theo từng trường hợp bệnh đều cho kết quả tốt.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherViện Y học biểnvi
dc.subjectTai biến lặnvi
dc.subjectBệnh giảm ápvi
dc.subjectHBOTvi
dc.titleKết quả điều trị một số ca tai biến lặn nặng bằng phương pháp hồi sức tích cực kết hợp với trị liệu ô xy cao áp (Hồi sức cao áp) 2015 - 2017vi
dc.typeWorking Papervi


Files in this item

Thumbnail

This item appears in the following Collection(s)

Show simple item record