Show simple item record

dc.contributor.authorTrịnh Thế Cường
dc.date.accessioned2023-12-18T08:45:50Z
dc.date.available2023-12-18T08:45:50Z
dc.date.issued2007
dc.identifier.urihttp://lib.vinimam.org.vn:8080/handle/123456789/463
dc.description21cm, tr21-tr24, y học thực hành số 588-2007vi
dc.description.abstractMIN g.No): VD-19550 2800 (U CÔNG TY CP DƯỢC 2001 HDPHA SINCE T VAI TRÒ CỦA Y TẾ BIỂN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM ✓ Trịnh Thế Cường Cục Hàng hải Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có biển với chiều dài bờ biển hơn 3260 km nằm gần kề tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền các trung tâm kinh tế sôi động nhất của thế giới hiện nay. Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc, biển có vai trò, vị trí rất quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Phát huy những thành quả đã đạt được trong nhiều năm qua, ngày 9/2/2007 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Nghị quyết đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành hàng hải - một ngành kinh tế đặc thù, có vai trò và tiềm năng kinh tế rất lớn, vừa mang tính quốc tế hóa cao nhưng chưa được phát huy tương ứng. Điều này đặt ra một trọng trách với thách thức đối với toàn ngành hàng hải trước yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của kinh tế hàng hài. Đứng trước nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao chất lượng và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của thuyền viên làm việc trên biển, đặc biệt là việc chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên là một vấn đề đang được cộng đồng hàng hải thế giới hết sức quan tâm. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Trong thời gian gần đây, đội tàu biển Việt Nam được bổ sung nhiều tàu mới hiện đại với tính năng chuyên dụng cao như tàu container, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hóa chất v.v... hoạt động tại khắp các cảng biển trên thế giới (Tây Âu, Nam Mỹ, Tây Phi, Mỹ). Tính đến 31/8/2007, Việt Nam có khoảng 20.000 thuyền viên làm việc trên 432 tàu biển hoạt động tuyến quốc tế với tổng dung tích gần 2 triệu tấn đăng ký (GT), ngoài ra, chủ tàu Việt Nam còn khai thác 42 tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài với Tổng dung tích 440.000 tấn đăng ký (GT). Trong cả nước có khoảng 500 chủ tàu biển (147 chủ tàu chạy tuyển quốc tế) với số chủ tàu tư nhân tăng mạnh và chiếm tỷ lệ khá lớn. Công tác quản lý tàu biển và thuyền viên được các chủ tàu lớn thực hiện khá tốt và có nhiều tiến bộ thông qua việc áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến trên thế giới, thường xuyên cập nhật các quy định có liên quan của Tổ chức Hàng hải thể giới để áp dụng kịp thời. Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code) được triển khai thực hiện khá hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm khả năng hoạt động an toàn và bảo vệ môi trường cũng như chăm sóc sức khỏe thuyền viên làm việc trên tàu. Tuy nhiên, việc quản lý và chăm sóc sức khỏe thuyền viên của các chủ tàu là doanh nghiệp tư nhân còn có nhiều bất cập. Một điều mà ai cũng nhận ra là những thuyền viên làm việc trên tàu biển, đảo phải sống và làm việc trong những điều kiện môi trường hết sức khó khăn, khắc nghiệt như sóng to, gió lớn, tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ cao, thiếu nước ngọt, bữa ăn thường xuyên mất cân đối về dinh dưỡng v.v...vi
dc.language.isovivi
dc.publisherY họcvi
dc.subjecty tế biểnvi
dc.subjecthàng hải Việt Namvi
dc.titleVai trò của y tế biển với việc phát triển và hội nhập quốc tế của ngành hàng hải Việt Namvi
dc.typeWorking Papervi


Files in this item

Thumbnail

This item appears in the following Collection(s)

Show simple item record