Show simple item record

dc.contributor.authorNguyễn Trường Sơn
dc.date.accessioned2023-12-20T08:53:04Z
dc.date.available2023-12-20T08:53:04Z
dc.date.issued2007
dc.identifier.urihttp://lib.vinimam.org.vn:8080/handle/123456789/466
dc.description21cm, tr33-tr41, Y học thực hành số 588-2007.vi
dc.description.abstractVới vị trí và tiềm năng đặc biệt to lớn trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước, từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến tiềm năng to lớn này của hệ thống biển đảo. Với bờ biển dài trên 3260 km và diện tích biển lên đến 1 triệu km² biển thực sự trở thành nơi nương tựa cho chúng ta trong tương lai, khi mà nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền cạn kiệt. Xuất phát từ nhận thức này mà ngay từ sau khi đất nước thống nhất tư duy phát triển kinh tế 13n được hình thành và củng cố qua từng kỳ Đại hội của Đảng từ Đại hội 4 đến Đại hội 9 và anh cao của nó là Nghị quyết số 04/2007 của BCHTƯĐ khoá X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020". Trong chiến lược này Đảng xác định rõ mục tiêu: "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với 5 ngành kinh tế trọng điểm gồm: Khai thác, chế biến dầu khí; hàng hải, Du ịch biển và kinh tế hải đảo; Khai thác chế biến hải sản; Xây dựng các khu kinh tế, công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển. Tập trung phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp 53- 55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển..." Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi của chiến lược này là vấn đề con người (nguồn nhân lực). Vấn đề nguồn nhân lực cho chiến lược biển của chúng ta đến năm 2020 không chỉ đơn thuần về đào tạo các lao động biển có trình độ khoa học, kỹ thuật cao, có đủ khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại để khai thác mọi tiềm năng của biển mà còn phải là những người có sức khoẻ tốt, có khả năng chịu đựng được sóng gió, thời tiết khắc nghiệt và nguy hiểm của biển cả thì mới hoàn thành được nhiệm vụ. Mặt khác, theo Công ước về lãnh thổ của Liên hợp quốc thì “Lãnh thổ của một quốc gia phải là vùng đất có thường dân sinh sống, có các hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra thường xuyên”. Do . đó việc di dân ra các đảo ngoài biển là nhằm duy trì chủ quyền đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý cách trở với đất liền, các đảo lại bị chia cắt với nhau, dân cư thưa thớt, công với điều kiện khí hậu tự nhiên trên biển rất khắc nghiệt khác biệt hoàn toàn so với trên đất liền đã làm cho đời sống của các lao động và nhân dân trên biển đảo gặp rất nhiều khó khăn, nhiều yếu tố rủi ro có thể đe doạ sức khoẻ và sinh mạng. Các hoạt động xã hội như giáo dục, y tế rất bất cập, khó đảm bảo sự công bằng về quyền được chăm sóc sức khoẻ như trên đất liễn. Tất cả những điều này tạo ra tâm lý bất an cho những người muốn bám biển, lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần giữ vững chủ quyền an ninh lãnh thổ và lãnh hải của đất nước.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherY họcvi
dc.subjecty học biểnvi
dc.subjectY tế biển đảovi
dc.subjectđào tạo nhân lựcvi
dc.titlePhát triển chuyên ngành Y học biển và mạng lưới y tế biển - vấn đề đào tạo nguồn nhân lực y học và y tế biểnvi
dc.typeWorking Papervi


Files in this item

Thumbnail

This item appears in the following Collection(s)

Show simple item record