Show simple item record

dc.contributor.authorPhạm Văn Non
dc.contributor.authorLương Xuân Tuyến
dc.contributor.authorNguyễn Trường Sơn
dc.date.accessioned2023-12-29T09:00:10Z
dc.date.available2023-12-29T09:00:10Z
dc.date.issued2007
dc.identifier.urihttp://lib.vinimam.org.vn:8080/handle/123456789/475
dc.description21cm, tr104-tr109, Y học thực hành sô 588-2007vi
dc.description.abstractTrong lịch sử hàng hải thế giới, không có một đội tàu nào của bất kỳ quốc gia nào lại không từng gặp sự cố, tai nạn. Mức độ thiệt hại do tai nạn hàng hải thường gây hậu quả rất lớn và ảnh hưởng đến tâm lý rất nặng nề. Mặc dù ngày nay thế giới đã có nhiều tiến bộ trong kĩ nghệ đóng tàu cũng như các phương tiện bảo đảm an toàn sinh mạng nhưng mối nguy hiểm đe doạ tới sức khoẻ và sinh mạng của thuyền viên, ngư dân trên biển vẫn còn tồn tại. Theo thống kê của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), hàng năm vẫn có khoảng 300 tàu thuyền trở thành vật hiến tế cho biển cả và đại dương. Các tổ chức quốc tế như: WHO, IMO, IMHA, ILO... đã ban hành các Công ước quốc tế về lao động biển, trong đó có 6 công ước liên quan trực tiếp đến công tác cấp cứu y tế trên biển. Đó là công ước về đào tạo và cấp cứu cho thuyền viên (Công ước STCW1978/1995) quy định việc cấp chứng chỉ cấp cứu ban đầu trên biển và chứng chỉ y tế cho sĩ quan boong làm nghiệp vụ thay thế cho chức danh y tế của tàu; Công ước an toàn sinh mạng khi đi biển (SOLAS-1983); Công ước tìm kiếm cứu nạn trên biển, công ước số 16 về kiểm tra sức khoẻ cho những người tham gia lao động biển (khám tuyển đầu vào), công ước 164 về bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế cho người đi biển... Với bờ biển dài 3600 km, 28 tỉnh thành phố ven biển, 125 huyện trong đó có 12 huyện đảo, Việt Nam đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư trong nước và thế giới vào lĩnh vực kinh tế biển. Hiện nay nước ta có khoảng trên 6 triệu người lao động trong các ngành kinh tế biển. Vì vậy vẫn để bảo vệ sức khoẻ cũng như quản lý, dự phòng các tai nạn lao động trên biển được ngành y tế đặc biệt quan tâm, chú trọng. Đối với các lao động biển đánh bắt xa bờ như ngành thuỷ sản càng phải được quan tâm hơn bao giờ hết. Với phương tiện lao động còn lạc hậu thô sơ, chuyên môn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, trình độ văn hoá thấp, thiên tai bão gió thất thường do sự thay đổi khí hậu toàn cầu, hệ thống cảnh báo và cứu hộ của nhà nước còn hạn chế, thông tin đến được với ngư dân và được ngư dân tuân thủ còn khó khăn nên tình hình tai nạn và tử vong trên biển còn chiếm tỉ lệ cao. Theo Nguyễn Công Đức, thống kể từ năm 1994-1998, tai nạn và sự cố hàng hải đã xảy ra 519 vụ và làm chết 129 người, bị thương 50 người. Hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ cho ngư dân còn nhiều khó khăn, hạn chế và ngư dân chỉ được chăm sóc sức khoẻ khi về đất liền. Hải Phòng là một thành phố cảng biển có đông đảo lực lượng lao động biển trong đó có 2.695 ngư dân làm việc trên 385 tàu đánh bắt cá xa bờ với các làng nghề đánh bắt và khai thác thuỷ sản lớn như: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Đồ Sơn, Kiến Thuỵ, Thuỷ Nguyên...vi
dc.language.isovivi
dc.publisherY họcvi
dc.subjecttai nanvi
dc.subjectcấp cứu ban đầuvi
dc.subjectngư dân đánh bắt cá xa bờvi
dc.titleThực trạng tai nạn và công tác cấp cứu ban đầu trên biển của ngư dân đánh bắt cá xa bờ Hải Phòngvi
dc.typeWorking Papervi


Files in this item

Thumbnail

This item appears in the following Collection(s)

Show simple item record