Show simple item record

dc.contributor.authorTrần, Quỳnh Chi
dc.contributor.authorNguyễn, Trường Sơn
dc.date.accessioned2023-04-22T03:12:28Z
dc.date.available2023-04-22T03:12:28Z
dc.date.issued2004
dc.identifier.urihttp://lib.vinimam.org.vn/handle/123456789/245
dc.description21cm, Tr 121-134. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, 2004.vi
dc.description.abstractTrong khoảng trên một thập kỷ gần đây, các ngành kinh tế biển của nước ta đã và đang khởi sắc, ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút một lực lư¬ợng lao động lên tới gần 6 triệu người, trong đó số người trực tiếp làm việc trên biển cũng chiếm tới vài triệu. Các đối tư¬ợng lao động trên biển ngày cũng như¬ đêm phải sống và làm việc trong những điều kiện hết sức khó khăn với môi tr¬ường khí hậu khác hoàn toàn so với đất liền. Trong suốt thời gian lao động trên biển, người lao động phải chịu sự tác động liên tục của sóng, gió và đôi khi cả giông, bão. Tác động của sóng gây ra các rung xóc, lắc liên tục làm ảnh hư¬ởng rất lớn đến sức khoẻ và khả năng lao động của người đi biển, nó là nguyên nhân gây ra một chứng bệnh rất đặc thù của người đi biển, đó là chứng bệnh say sóng (Seasickness). Chứng bệnh này xảy ra với rất nhiều người làm nghề đi biển, nó gây ra nhiều rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể, làm giảm khả năng lao động, thậm chí khi bị say sóng nặng, tạm thời có thể làm những người đi biển mất khả năng lao động. Thực tế quan sát những người lao động trên biển cho thấy: D¬ưới tác động của sóng, mỗi cá thể có các phản ứng khác biệt nhau, có những người có khả năng chịu sóng rất tốt, ngay từ lần đi biển đầu tiên đã không bị sóng làm cho gục ngã (những người có khả năng chịu sóng bẩm sinh). Có những người lúc đầu bị say như¬ng khả năng chịu sóng đ¬ược cải thiện dần sau mỗi chuyến đi và có khả năng thích nghi dần với sóng. Trái lại, có một số người không bao giờ chịu đ¬ược sóng (những người bị say sóng bẩm sinh), cho dù có đi biển cả đời. Vậy tại sao lại có sự khác biệt đó? Nguyên nhân và cơ chế của say sóng ra sao? Bằng ph¬ương pháp nào có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các nhóm người này để trên cơ sở đó có thể giúp các cơ quan hữu quan có thể tuyển chọn hoặc loại bỏ chính xác các đối tượng muốn làm nghề đi biển. Hiện nay, trên thế giới, vấn đề say sóng chưa đ¬ược các nư¬ớc chú trọng nghiên cứu đầy đủ, ở Viện Y học biển và nhiệt đới nước Cộng Hoà Ba Lan, R.Dolmierski, R.Nitka [ ] và các cộng sự đã sử dụng phư¬ơng pháp test thần kinh tâm lý đánh giá loại hình thần kinh để sơ tuyển khả năng chịu sóng cho thuyền viên. Còn lại đại đa số các nư¬ớc đều dùng nghiệm pháp thử sóng trực tiếp bằng cách cho người cần thử ra biển để thử sóng. ở Việt Nam hiện các cơ sở đào tạo nghề đi biển cũng vẫn áp dụng biện pháp thử sóng trực tiếp, phương pháp này mang tính chất may rủi ro cao, nó có tính thực tế nhưng cơ sở khoa học của phương pháp chưa rõ ràng. Do đó có thể tuyển nhầm nhiều người không có khả năng chịu sóng và bỏ sót nhiều người có khả năng rèn luyện để tăng dần khả năng chịu sóng. Vậy, có ph¬ương pháp nào có thể đánh giá khách quan khả năng chịu sóng cho người làm nghề đi biển không? Đó chính là lý do thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu sau: 1- Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và sự biến đổi một số chức năng sinh lý của các thuyền viên qua nghiệm pháp thử nghiệm say sóng. 2- Xác định một số chỉ tiêu đặc tr¬ưng để phân biệt sự khác nhau giữa các nhóm chịu sóng tốt, chịu sóng trung bình và nhóm bị say sóng. Trên cơ sở đó, xây dựng phương pháp tuyển chọn khả năng chịu sóng cho thuyền viên.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherViện Y học biểnvi
dc.subjectKhả năng chịu sóngvi
dc.subjectSay sóngvi
dc.subjectThuyền viênvi
dc.titleNghiên cứu tác động của sóng lên cơ thể và phương pháp thử nghiệm khả năng chịu sóng cho thuyền viênvi
dc.typeWorking Papervi


Files in this item

Thumbnail

This item appears in the following Collection(s)

Show simple item record