Show simple item record

dc.contributor.authorNguyễn, Trường Sơn
dc.contributor.authorHoàng, Kim Ngọc
dc.contributor.authorTrần, Thị Quỳnh Chi
dc.date.accessioned2023-04-24T09:15:18Z
dc.date.available2023-04-24T09:15:18Z
dc.date.issued2007
dc.identifier.urihttp://lib.vinimam.org.vn/handle/123456789/265
dc.description21cm, Tr 182-184. Y học thực hành, 2007.vi
dc.description.abstractKinh tế biển của nước ta ngày càng có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước. Đến nay, đóng góp từ khu vực kinh tế biển cho nền kinh tế quốc dân đã lên đến gần 50% GDP của đất nước. Phục vụ trực tiếp trong các ngành kinh tế biển này là hàng triệu lao động, số lượng này có xu hướng ngày càng gia tăng theo sự phát triển của kinh tế biển nước nhà. Tất cả những lao động của nước ta thường xuyên phải sống và làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt của khí hậu biển cả, của môi trường lao động trên các tàu biển, giàn khoan, các hải đảo...Trong khi đó điều kiện chăm sóc về y tế lại hết sức khó khăn. Môi trường lao động trên biển là một môi trường đặc biệt khó khăn, không phải đối tượng nào muốn đi biển cũng chịu đựng được, đặc biệt là tác động của sóng biển có thể làm cho nhiều người bị say không giám đi biển chứ chưa nói đến có thể làm việc trên biển. Làm cách nào để hạn chế khả năng tác động của sóng biển đối với người lao động trên biển và có thể chọn lựa được những người có thể chịu được sóng biển để lao động trong các ngành nghề kinh tế biển, từ lâu đã được các nhà khoa học trong nước quan tâm. Từ xưa tới nay nhiều nước trên thế giới chỉ quan tâm đến nghiên cứu biện pháp đánh giá độ bền vững tiền đình sử dụng trong khác tuyển cho phi công. Còn việc khám tuyển khả năng chịu sóng cho người đi biển chưa được mấy nước quan tâm mà chỉ có các trường đào tạo nghề đi biển quan tâm vấn đề này theo cách là sau khi đào tạo nghề một số năm, sau đó cho thuyền viên xuống tầu đi thực tế trên biển dài ngày. Trong quá trình này những người không chịu được sóng sẽ bi loại. Cách tuyển chọn khả năng chịu sóng này phải mất thời gian quá dài, gây ra sự lãng phí đào tạo không cần thiết. Khi nghiên cứu về cơ chế say sóng, hầu hết các tác giả đều thống nhất cho rằng say sóng có liên quan chặt chẽ với tình trạng rối loạn hoạt động của bộ máy tiền đình và và hệ thần kinh thực vật và khi bị say sóng cơ thể có những biểu hiện rất rõ tình trạng rối loạn các chức năng này của cơ thể. Từ những lý luận trên, chúng tôi hình thành ý tưởng nghiên cứu chế tạo một dụng cụ có khả năng tạo ra những tác động đến cơ thể giống như tác động của sóng biển, cho thuyền viên thử nghiệm với thiết bị này rồi quan sát những thay đổi về lâm sàng, chức năng tiền đình và chức năng của hệ thần kinh thực vật để tìm ra khả năng chịu sóng khác nhau của từng đối tượng. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nguyên lý của thiết bị tạo ra tác dụng như sóng biển. Chế tạo thiết bị thử sóng để tuyển chọn khả năng chịu sóng cho thuyền viên. Đánh giá thực tế khả năng làm việc của thiết bị.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherViện Y học biểnvi
dc.subjectChế tạo thiết bị thử sóngvi
dc.subjectKhả năng chịu sóngvi
dc.subjectThuyền viênvi
dc.titleNghiên cứu chế tạo thiết bị thử nghiệm khả năng chịu sóng cho người đi biểnvi
dc.typeWorking Papervi


Files in this item

Thumbnail

This item appears in the following Collection(s)

Show simple item record