Show simple item record

dc.contributor.authorVũ Khang Cường
dc.date.accessioned2023-12-18T08:53:17Z
dc.date.available2023-12-18T08:53:17Z
dc.date.issued2007
dc.identifier.urihttp://lib.vinimam.org.vn:8080/handle/123456789/464
dc.description21cm, tr25-tr29, y học thực hành số 588-2007vi
dc.description.abstractViệt Nam là một trong những Quốc gia có tiềm năng rất lớn về hoạt động kinh tế biển trên thế giới, bởi vị trí chiến lược của biển Đông và tính năng động của các nền kinh tế khu vực Đông Nam châu Á. Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km vuông, chiếm gần 1/3 diện tích toàn biển Đông, nối liền 2 đại dương lớn nhất thế giới. Với chiều dài bờ biển dài trên 3260 km, dọc bờ biển Việt Nam có 112 cửa sông lớn nhỏ (trung bình cứ 29km bờ biển có 1 cửa sông) tạo thành 1 hệ thống giao thông liên hoàn, thuận lợi từ ngoài biển vào sâu trong lục địa. Biển Việt Nam tiếp giáp với biển của 7 nước: Trung Quốc, Philippin, Bruney, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia. Khu vực này có tuyến đường Hàng hải Quốc tế rất quan trọng. Biển Đông có nguồn hải sản phong phú và tài nguyên to lớn. Riêng ở các vùng biển Việt Nam có tới trên 2.000 loài cá, trong đó có trên 110 loài cá có giá trị kinh tế cao. Về dầu khí, ta đưa ra con số dự báo 10 tỷ tấn dầu quy đổi, 250-300 tỷ m khối khí đồng hành, nhưng nước ngoài dự báo khoảng 30 tỷ tấn dầu. Nằm trong vùng nội chí tuyến, laị chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hoàn lưu gió mùa, nên khí hậu vùng biển của nước ta biểu hiện rất rõ đặc trưng của 2 mùa gió: - Mùa gió Đông Bắc thịnh hành từ cuối tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Sức gió trung bình cấp 4,5 ; manh nhất đạt cấp 8 - 9. - Mùa gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9. Sức gió trung bình cấp 4 - 5; mạnh nhất đạt cấp 7. Ngoài ra, ở biển Đông có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động, bao gồm những cơn hình thành ngay ở biển Đông và những cơn di chuyển từ Thái Bình Dương vào. Trung bình mỗi năm có 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, có năm lên đến 18 cơn. Bão và áp thấp nhiệt đới có thể xảy ra quanh năm ở biển Đông, nhưng tập trung nhiều vào tháng 7 đến tháng 11, đặc biệt là tháng 8, 9. Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây cho thấy, các hiện tượng khí tượng thuỷ văn biển ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, không theo quy luật chung. Qua phân tích trên cho thấy, biển Việt Nam cùng các nguồn lợi kinh tế do nó đưa lại ngày càng đóng góp to lớn cho nền kinh tế chung của Việt Nam. Cùng với xu thế hoà nhập, các hoạt động kinh tế biển như giao thông vận tải (GTVT), khai thác khoáng sản, thuỷ hải sản,... cũng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, số lượng người, phương tiện trực tiếp tham gia các hoạt động trên biển ngày càng lớn, kết hợp với diễn biến ngày càng khắc nghiệt, khó lường của thời tiết, làm cho các nguy cơ tiềm ẩn đe doạ sự an toàn, tính mạng của những người tham gia hoạt động trên vùng biển của Việt Nam cũng ngày càng tăng cao.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherY họcvi
dc.subjectngành Y tếvi
dc.subjecttìm kiếm cứu nạnvi
dc.titleVai trò của ngành Y tế trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển thực trạng và đề xuất các giải phápvi
dc.typeWorking Papervi


Files in this item

Thumbnail

This item appears in the following Collection(s)

Show simple item record